(Vietnamimes) – Sống với miền sông nước Cửu Long, người Khmer Nam bộ luôn gắn với ghe thuyền cả trong đời sống hàng ngày lẫn đời sống tâm linh. Ngày rằm tháng Chín âm lịch hàng năm người ta lại kết thuyền Loi Protip.
Loi Protip tiếng Pali có nghĩa là ánh sáng, ánh sáng cũng như những nẻo đường sẽ đem lại sự đoàn tụ của con cái với linh hồn mẹ cha đã khuất.
Thả thuyền đèn Loi Protip cũng là để tạ lỗi, mang ơn thần mặt đất và thần nước vì trong sinh hoạt và sản xuất con người đã thải vào đất, nước sự ô uế. Sóc Trăng là nơi có sông rạch, có ruộng đồng tiêu biểu cho một vùng trồng lúa nước của người Khmer, quanh năm con người sống quây quần với nước cho nên việc thả đèn nước đã trở thành một tập tục không thể thiếu.
Tục thả đèn nước Loi Protip có thể ra đời hơn 2000 năm trước, rồi câu chuyện mang màu sắc Phật thoại ấy theo con đường của Phật phái Nam tông theo dòng Mê Kông mà đến với đồng bằng Sông Cửu Long.
Vietnamtimes giới thiệu đến độc giả chùm ảnh Lễ hội thả đèn nước của đồng bào Khmer của tác giả Đinh Công Tâm tham dự CUỘC THI ẢNH DI SẢN VIỆT NAM 2017 do Tạp chí VIETNAM HERITAGE tổ chức:






Đinh Công Tâm