
(Vietnamtimes)-Công ty giao đồ ăn trực tuyến Deliveroo hôm 23/4 đã ra mắt Second Deliveroo Editions, một nhà bếp vật lý giao hàng – với bộ sưu tập thực đơn của nhiều nhà hàng khác nhau, theo Business Times.
Nhà bếp này rộng 400m2 tại trung tâm thương mại CT Hub 2 trên đường Lavender.
Lần sau khi bạn giao thức ăn cho người đặt, hãy dành ra một chút thời gian trò chuyện – có khi bạn học hỏi được điều gì to tát. Ít nhất đó là trường hợp của công ty Deliveroo, ở đó sáng lập kiêm CEO Will Shu vẫn đều đặn chở hàng đi giao cho khách hàng gần nhà ông ở Notting Hill, London, Anh quốc.
Chuyện này bắt đầu trở nên cần thiết đối với một nhà đầu tư ngân hàng của Morgan Stanley, bây giờ chuyển sang kinh doanh. Chẳng những vậy điều đó còn là một phần trong chiến lược của ông, Shu thổ lộ với CNBC tại Singapore. “Lúc đầu, tôi thực sự không có một lựa chọn chớ không hẳn là tôi quyết định làm việc đó”, Shu nói, nhớ lại suốt thời gian tám tháng anh làm tài xế giao hàng, khi cùng với người bạn thuở thiếu thời Greg Orlowski, lần đầu tiên khai trương công ty Deliveroo hồi năm 2013.
“Lúc khởi đầu tôi dùng tiền của mình để mở công ty, nên phải tự làm tất tần tật các thứ”. Nhưng đã năm năm rồi, Shu vẫn tiếp tục cứ mỗi tuần hai lần đi giao hàng, mặc dầu anh đang ở đằng sau tay lái của một công ty trị giá 2 tỷ USD. “Cứ mỗi hai tuần tôi giao hàng một lần.Làm như thế bạn sẽ thực sự thấu hiểu những gì các chủ nhà hàng đang suy nghĩ, những gì các khách hàng đang suy nghĩ, những gì các tài xế đang suy nghĩ.Tôi làm đủ hết các công việc trong công ty.Tôi cho rằng điều đó vô giá”, Shu giải thích.
“Không ai nhận ra tôi, nên tôi luôn luôn hỏi những nhân viên chạy xe giao hàng xem họ nghĩ gì về việc này”. Đó là một cân nhắc quan trọng đối với Deliveroo đã từng cùng với Uber, là một trong nhiều công ty thuộc nền kinh tế không ràng buộc (nền kinh tế mà giám đốc là một thuật toán) nằm dưới sự săm soi liên tục về trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Shu cho rằng kinh nghiệm “chiến trường” cho phép anh “biết người chạy xe muốn những gì và rành tâm sự họ hơn bất kỳ ai khác” – cụ thể là tính linh hoạt – và anh tiếp tục làm việc với các chính phủ để tìm ra một sự cân bằng trong “đánh đổi” giữa tính linh hoạt, tiền chi trả và lợi nhuận.
Nhưng chắc chắn là anh không trông đợi một sự chào đón doanh nhân nổi tiếng khi anh giao một đơn hàng. Là hậu nhân của người Mỹ gốc Hoa, Shu, 38 tuổi, cho biết anh vẫn còn tận hưởng được một mức độ vô danh mặc dầu sự mở rộng nhanh chóng của công ty đến hơn 150 thành phố ở 12 nước.

“Có một bài học mà tôi học được hoàn toàn bất ngờ”, Shu kể về thực tế giao hàng của anh.“Tôi học được một chuyện là không ai muốn nói chuyện với anh khi người ta đang đói.Họ chỉ có đóng cửa và chỉ có vậy thôi”. Anh không để bụng. Anh không lập nên công ty Deliveroo để trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng, mà lập công ty chỉ đơn giản để thoả niềm đam mê – đồ ăn – và mong rằng những người đang đeo đuổi các cơ hội cũng giống như anh.
“Lời khuyên quan trọng nhất của tôi là hãy làm điều gì mà cá nhân bạn thực sự quan tâm”, Shu nói. “Nói trắng ra, tôi chỉ muốn tạo lập một công ty giao đồ ăn ngon nhanh cấp kỳ. Thực tình là vậy.Tôi không có ý nào khác đâu”. Shu trò chuyện với CNBC dịp ra mắt địa chỉ phiên bản hai của Deliveroo bên Singapore. Nhà bếp “bespoke” (độc bản) đóng vai trò một tiền đồn của các nhà hàng có nhu cầu cao, nhưng cung lại hạn chế.
Editions 2 Singapore là nhà bếp đầu tiên trong số 100 địa điểm cung cấp bộ sưu tập và một tuỳ chọn cơm trưa, một sự phân kỳ từ yêu cầu giao hàng lỏi của công ty. Shu cho rằng nhà bếp đó sẽ giúp tạo sự khác biệt từ các đối thủ như Grab, vừa mới mua lại Uber tại đảo quốc và đang chuẩn bị ra mắt GrabEats trong vài tháng tới.
“Chúng tôi thực sự chỉ quan tâm đến đồ ăn – đó là toàn bộ những gì chúng tôi làm.Đó là cái đang ám ảnh chúng tôi. Thực phẩm nằm trong ADN của chúng tôi và đó chính là cái cho phép chúng tôi tiếp cận với những đổi mới sáng tạo như thế này”.
Nhà bếp Deliveroo đầu tiên rộng gần 200m2 nằm tại Katong, Singapore.
Khởi Thức